Chùa Bánh Xèo phục vụ bánh xèo miễn phí
tin liên quan
Thực đơn đặc biệt của đoàn Triều Tiên tại quán ăn Ngon có bánh xèo |
Đại đức Thích Thiện Chí, trụ trì Thiền viện Đông Lai, cho biết năm 1999, khi thấy phật tử khắp nơi về chùa cúng dường, các sư thầy trong chùa nghĩ đến việc làm bánh xèo chay để thiết đãi. Thời gian đầu làm rất ít, dần dần nhiều khách phương xa đến viếng nên số lượng bánh tăng lên. Từ vài cái chảo đổ bánh ngày thứ bảy, chủ nhật đến năm 2015 tăng lên hơn 40 chảo và phục vụ tất cả các ngày trong tuần. Tên chùa Bánh Xèo ra đời từ năm này.
|
Theo những đầu bếp tại đây, trước kia cũng có một số đầu bếp nữ đổ bánh xèo, nhưng do sức nóng từ lò lửa khiến nhiều người không chịu nổi phải chuyển sang khâu khác, chỉ còn đàn ông đảm trách. Thời gian đầu chưa quen nên khá khó khăn, cố gắng lắm cũng chỉ đổ được từ 2 - 3 cái/lần. Nhưng nhờ kiên trì, chịu khó nên dần thành thục, tay nghề đổ bánh xèo ngày càng điêu luyện và đổ được nhiều hơn.
10 ông, mỗi ông đổ 10 - 12 chảo bánh cùng lúc
Hiện nay, mỗi ngày có trên 1.000 người đến viếng chùa. Lực lượng đổ bánh xèo hơn 10 người, toàn đàn ông, thay phiên nhau. Một người đổ liên tục từ 1 - 2 tiếng thì đổi cho người khác. Ở đây có 3 - 4 giàn chảo, mỗi giàn 10 - 12 cái, số lượng mỗi giàn không bằng nhau do tốc độ đổ bánh của mỗi người.
|
Ông Đào Quốc Hận (53 tuổi, ngụ TT.Tịnh Biên) cho biết: "Muốn bánh ngon, giòn phải canh lửa. Đổ chậm thì chụm lửa ít, đổ nhanh cho lửa lớn. Tay thì phải làm thật nhanh, vừa khuấy bột, đổ bột, thêm nhân vừa xoay chảo liên tục. Làm riết quen với sức nóng của lò nên cảm thấy cũng bình thường, chỉ có những ngày nắng nóng như giờ thì làm có hơi cực vì nhiệt độ tăng lên rất cao, ngột ngạt. Tuy là bánh chay nhưng rất ngon. Nhân bánh làm bằng đậu xanh, tàu hủ, nấm mèo, còn vỏ bánh là bột gạo pha với bột giòn".
Anh Hồ Văn Nhẫn (37 tuổi, ngụ TT.Tịnh Biên) tham gia làm bánh xèo tại đây hơn 10 năm nay. Anh cho biết lúc trước anh làm thuê sinh sống, sau khi đến chùa thấy việc đổ bánh xèo phục vụ miễn phí mọi người có ý nghĩa này nên anh tham gia làm công quả. Mỗi ngày, cứ từ 6 giờ là bắt đầu nổi lửa và đổ bánh đến khi nào khách hết mới nghỉ.
|
|
|
Thực khách muốn thưởng thức bánh chỉ cần cầm dĩa đứng quanh các vòng chảo là đầu bếp sẽ cho bánh từ chảo nóng hổi lên. Đặc biệt, nhà chùa còn đầu tư hẳn một khu nhà ăn khang trang, mát mẻ để du khách ngồi thưởng thức bánh.
Tin liên quan
- Chuyện kỳ bí ở miền Tây: Hồ nước sôi sùng sục quanh năm
- Về miền Tây xem người dân 'búng' bó lác xanh mướt xòe như cái quạt
- Người miền Tây được mưa rào liên tiếp 'giải nhiệt'
Ngồi ăn bánh trong nhà ăn rộng rãi, sạch sẽ, bà Lương Thị Kim Nga (53 tuổi, ngụ H.Hòn Đất, Kiên Giang) cho biết: "Vô đây cúng chùa được thưởng thức bánh xèo rất ngon, ngon hơn cả bánh nhà làm. Tôi rất ngưỡng mộ những đầu bếp ở đây vì đổ cùng lúc từ 10 - 12 chảo thay vì chỉ 1 - 2 chảo so với những nơi khác. Bản thân tôi, những lúc đổ 1 bếp thôi còn chưa xong nữa".
Kinh phí làm bánh do phật tử đóng góp. Người đến ăn không chỉ là những người đi viếng chùa mà còn có nhiều người lao động, công nhân, người buôn bán… Tất cả dù có hay không đóng góp tiền cũng được đãi ăn miễn phí. Ai có lòng thì đóng góp vào thùng từ thiện.
Nguồn Bài Viết: thanhnien.vn/doi-song/dan-ong-mien-tay-do-cung-luc-hon-chuc-chao-banh-xeo-phuc-vu-mien-phi-1070432.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét